Những bức ảnh "chạm vào trái tim"

Tất cả những bức ảnh trong cuộc thi Ảnh bảo chí này đều chứa đựng những thông điệp, ý nghĩa lớn lao. Đặc biệt, nhiều bức ảnh được lấy bối cảnh trên đất nước Việt Nam.

Trong suốt 56 năm diễn ra cuộc thi ảnh báo chí Thế giới, chúng ta đã tìm ra được những bức ảnh thật sự ý nghĩa, sâu sắc. Đặc biệt, trong cuộc thi này, hình ảnh Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì chiến tranh được các nhiếp ảnh gia trân trọng, nắm bắt, để cuối cùng được vinh danh 6 lần với giải thưởng cao nhất. Hãy cùng nhìn lại những bức ảnh làm "trái tim tan chảy" trong suốt 56 năm diễn ra cuộc thi này nhé:

Hình ảnh người đua xe ngã bổ nhào theo mô tô. Ảnh chụp bởi Mogens von Haven, 1955.

Tù nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ II được Liên bang Xô Viết giải phóng và đang đoàn tụ với con gái. Đứa trẻ không được nhìn mặt cha kể từ khi cô bé mới 1 tuổi. Ảnh chụp năm 1956 bởi Helmuth Pirath.

Dorothy Counts, 1 trong những học sinh da đen đến theo học trường Cấp III Harry Harding, ngôi trường chống phân biệt chủng tộc. Cô bé đang bi các bạn da trắng khác bắt nạt, trêu trọc trong ngày đầu đến trường. Ảnh chụp năm 1957 bởi Douglas Martin.

Trận cầu quốc gia giữa Parague với Bratislava. Ảnh chụp năm 1985 bởi nhiếp ảnh gia Stanislav Tereba 

Nam sinh viên ám sát chủ tịch Đảng Xã hội Nhật, ông Inejiro Asanuma trong khi đang phát biểu tại Hội trường Hibiya, 1960. Ảnh chụp bởi Yasushi Nagao 

Một trung úy bị trọng thương do bị bắn tỉa đang bấu viu giáo sĩ hải quân, ngài Luis Padillo. Ảnh chụp năm 1962 bởi H ctor Rond n Lovera.

Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu chống lại cuộc đàn áp Phật giáo của chính quyền miền Nam Việt Nam. ảnh chụp vào năm 1963, Malcolm W. Browne. 

1 phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tiếc thương người chồng đã chết, 1 nạn nhân của cuộc nội chiến Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh chụp năm 1964 bởi Don McCullin.

Mẹ và những đứa con Việt Nam đang vượt sông tránh đạn Mỹ. Ảnh chụp năm1965 bởi Kyoichi Sawada

Thi thể của người lính đang bị kéo lê bởi xe bọc thép của lính Mỹ - Ngụy đến bãi chôn lấp trong cuộc giao tranh ác liệt 1966. Ảnh chụp bởi Kyoichi Sawada.

Người chỉ huy chiếc xe tăng M48 thuộc trung đoàn 7 trong chiến dịch Iron Triangle (Tam giác thép) tại Việt Nam. Ảnh chụp bởi Co Rentmeester năm 1967.

Cảnh sát trưởng miền Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một lính Việt Cộng ngay trên phố,1968. Ảnh chụp bởi Eddie Adams

1 công giáo trẻ đeo mặt nạ khí trong cuộc đụng độ với quan đội Anh, 1969. Ảnh chụp bởi Hanns-J rg Anders 

Trong các cuộc đàm phán bắt giữ 1 nhóm tội phạm chạy trốn, Viên cảnh sát trưởng đột nhiên bắn hạ tên cầm đầu bang đảng Kurt Vicenik, 1970. Ảnh chụp bởi Wolfgang Peter Gelle. 

Bức ảnh “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc chạy trên đường cùng những em bé khác sau khi bị bỏng nặng bởi quả bom napalm do máy bay Mỹ ném xuống khu dân cư, 1972, bởi Nick Ut. 

 
Tổng thống dân cử Salvador Allende trong khoảnh khắc thoát khỏi cái chết trong cuộc đảo chính quân sự tại dinh tổng thống Moneda, 1973, ảnh chụp bởi Orlando Lagos.

Mẹ an ủi con khi cả 2 đều là nạn nhân của đợt hạn hán thảm khốc, 1974, Ovie Carter.

Một người mẹ và cô con gái được quăng ra khỏi một lối thoát hiểm trong vụ cháy nhà chung cư, 1975, Stanley Forman.

Người tị nạn Palestine ở huyện La Quarantaine,1976, ảnh chụp bởi Fran oise Demulder.

Cảnh sát ném khí cay vào một nhóm dân cư của trại tạm Modderdam khi họ phản đối chống lại sự phá hủy nhà cửa của họ bên ngoài thị trấn Cape, 1977, Leslie Hammond


Phản đối việc xây dựng sân bay Narita, năm 1978, ảnh chụp bởi Sadayuki Mikami.

Một người phụ nữ Campuchia đang ôm con trong khi chờ đợi được phân phối thực phẩm, 1979, David Burnett.

Cánh tay cậu bé chết đói và một nhà truyền giáo ở Uganda, 1980, Mike Wells.


Trung tá Antonio Tejero Molina ra lệnh cho tất cả mọi người ngồi yên lặng sau khi binh sĩ vũ trang Guardia Civil tấn công hội trường Quốc hội Tây Ban Nha, 1981, Manuel P rez Barriopedro.

Mười xác chết nằm bên ngoài một tòa nhà ở Sabra và trại tị nạn Shatila Lebanon,1982, Robin Moyer.

Kezban Ã-Zer (37) tìm thấy xác trẻ em bị chôn sống sau một trận động ác liệt,1983, Mustafa Bozdemir.

Một đứa trẻ bị giết chết do rò rỉ khí độc trong thảm họa nhà máy hóa chất Union Carbide, 1984, ảnh chụp bởi Pablo Bartholomew.

Sanchez Omaira (12 tuổi) bị mắc kẹt trong các mảnh vỡ gây ra bởi sự phun trào núi lửa Nevado del RuÃz, 1985, Frank Fournier.

Ken Meeks (42) có vùng da bị tổn thương bởi căn bệnh Sarcoma Kaposi có liên quan đến AIDS, 1986, Alon Reininger.


Một người mẹ bấu víu vào lá chắn của một cảnh sát chống bạo động tại một trạm bỏ phiếu, 1987, Anthony Suau.